Thực chất, chúng được các nhà khoa học lai tạo với một loại gene đặc biệt - gene mã hóa protein chống đông (AFP) từ cá bơn Bắc Cực. Do đó, quả dâu tây đã bị biến đổi màu sắc.
Loại gene đặc biệt này vốn giúp cá bơn Bắc Cực sản xuất một chất chống đông, bảo vệ mình khi sống trong vùng nước lạnh. Vì thế, khi lai tạo chúng vào giống dâu tây màu xanh da trời, trái cây này có thể "trụ" được rất lâu trong điều kiện thời tiết thông thường, thay vì nhanh bị mềm, thối và hỏng như các giống dâu tây truyền thống.
Dâu tây xanh da trời ngoài độc lạ về màu sắc, chúng còn có "tuổi thọ" lâu hơn so với dâu tây đỏ, vàng khi bảo quản, vận chuyển
Ngoài ra, việc bảo quản dâu tây ở nhiệt độ thấp tuy giữ được chúng tươi lâu nhưng lại ảnh hưởng đến hương vị của chúng. Do đó, các nhà khoa học muốn tạo ra giống dâu vẫn thơm, ngon dù được cất giữ ở điều kiện lạnh giá.
Mặc dù cất giữ chúng trong tủ lạnh, ngăn đá với nhiệt độ thấp, dâu tây xanh da trời độc lạ này vẫn giữ được hương vị của chúng
0 comments:
Post a Comment